Tại Việt Nam có hơn 60% người lớn tuổi mắc chứng đau xương khớp thường xuyên, khả năng vận động bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, từ đó cuộc sống mất đi sự thoải mái và niềm vui mỗi ngày. Hãy cùng Bào Hưng tìm hiểu rõ hơn về chứng đau nhức xương khớp ở người già và cách điều trị tối ưu trong bài viết dưới đây.
1. Đau nhức xương khớp làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi
Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, gây nên nhiều ảnh hưởng và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Có khoảng 60% người trên 60 tuổi và 85% người trên 85 tuổi mắc bệnh xương khớp tại Việt Nam. Đây là một con số đáng lo ngại, khi mà tuổi tác càng cao thì tỷ lệ đau xương khớp ở người già cũng tăng lên.
Bệnh đau xương khớp ở người già làm suy giảm chất lượng đời sống và sức khỏe sa sút.
2. Vì sao người già đau nhức xương khớp?
Người già đau xương khớp có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
2.1. Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Tuổi tác càng lớn đồng nghĩa với tốc độ lão hóa của cơ thể càng diễn ra nhanh hơn. Những cơ quan như sụn, khớp, xương, cơ bị bào mòn dần, trở nên mỏng yếu, dễ bị tổn thương, giảm về mật độ và kích thước, dẫn đến đau nhức xương ở người cao tuổi.
2.2. Chấn thương
Những chấn thương phổ biến như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã bất ngờ có tác động lớn đến xương khớp và dây chằng. Cơ thể người bệnh có thể bị sưng viêm, bầm tím, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến hệ xương khớp, gây đau nhức khó chịu.
2.3. Bị viêm xương khớp hoặc do thoái hóa khớp
Đĩa đệm nằm giữa các sụn suy yếu khiến cho sụn mỏng dần. Khi phần sụn này bị rách hoặc biến mất, các đầu xương cọ sát vào nhau gây đau đớn hoặc có thể kích thích gai xương phát triển, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2.4. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh, gây nên viêm bao hoạt dịch và khiến người già bị đau nhức xương khớp.
Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở nữ giới và có biểu hiện khá rõ ràng.
2.5. Viêm bao hoạt dịch
Màng hoạt dịch là một túi đệm nằm trong bao khớp, có tác dụng bôi trơn để các khớp hoạt động dễ dàng hơn. Khi khớp trên cơ thể bị viêm nhiễm sẽ làm hoạt dịch trong bao tăng lên và gây viêm bao hoạt dịch, kéo theo các cơn đau nhức xương khớp khó chịu ở người cao tuổi.
2.6. Thoát vị đĩa đệm
Bao xơ rách khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, làm chèn ép các dây thần kinh xung quanh và tủy sống. Người bệnh cảm thấy đau đớn, tê nhức ở vùng bị thoát vị và có thể đau lan sang các bộ phận khác như tay, chân.
2.7. Loãng xương
Ở người lớn tuổi, xương khớp sẽ bị suy giảm về mật độ và chất lượng canxi, trở nên mỏng giòn, dễ bị gãy xương. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là các cơn đau lưng, hơn nữa khi người bệnh vận động thì cơn đau sẽ tăng lên và giảm đau khi nghỉ ngơi.
Ngoài ra, bệnh đau nhức xương khớp ở người già còn do các nguyên nhân như:
-
Thừa cân: Các lớp mỡ thừa gây áp lực lên cơ xương khớp, chẳng hạn như đầu gối, cột sống. Về lâu dài cũng sẽ gây đau nhức ở vùng này.
-
Ăn uống thiếu chất: Cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tốt cho xương khớp như canxi, omega 3 sẽ gây nên các cơn đau nhức khi lớn tuổi. Tham khảo ngay những thực phẩm tăng cường Canxi hiệu quả cho người già TẠI ĐÂY.
-
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng bia rượu, hút thuốc lá, ngủ không đủ giấc,… là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp người già.
-
Thay đổi thời tiết: Thời điểm tiết trời trở lạnh, áp suất không khí thay đổi, gây áp lực lên da và các dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức, ê ẩm xương khớp.
-
Di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử bị đau nhức xương khớp thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn so với những
Đau xương khớp người già có thể do những thói quen sinh hoạt không khoa học nên cần chú ý.
3. Đau nhức xương khớp ở người già làm sao để khắc phục?
Có 6 phương pháp chữa đau nhức xương khớp ở người già phổ biến hiện nay.
3.1. Sử dụng thuốc điều trị
Các loại thuốc loãng xương, thuốc điều trị thoái hóa khớp như vitamin D, bisphosphonate, acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (celecoxib, etoricoxib…) giúp giảm đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, nếu người bệnh ngưng dùng thuốc thì cơn đau sẽ lại tiếp diễn.
Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng. Vì những loại thuốc này có kèm theo một số tác dụng phụ hại gan, thận, gây viêm loét dạ dày.
3.2. Liệu pháp xoa bóp
Xoa bóp cơ thể là cách giảm đau xương khớp ở người già hiệu quả đối với tình trạng nhẹ. Các động tác massage giúp lưu thông khí huyết đến vùng bị đau, làm thư giãn các cơ, tác động lên nhiều vùng cơ trên cơ thể và giảm nhức mỏi xương khớp từ bên trong. Một số bài tập xoa bóp gợi ý là massage bằng đá nóng, khăn nóng, xoa bóp yoga thái, xoa bóp mô sâu,…
3.3. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là phương pháp sử dụng chế phẩm từ máu đã chiết tách hồng cầu, bạch cầu và có nồng độ tiểu cầu nhiều hơn 2 – 8 lần so với tiểu cầu bình thường. Bác sĩ sẽ tiêm chế phẩm này vào vị trí đau xương khớp để làm lành vết thương và xoa dịu cơn đau.
3.4. Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng giúp cải thiện và khôi phục các chức năng cơ – xương – khớp một cách an toàn mà không cần xâm lấn. Vật lý trị liệu có 2 dạng là chủ động và bị động. Dạng chủ động gồm các bài tập thể chất giúp tăng sức mạnh cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Dạng bị động sẽ sử dụng các thiết bị hiện đại như sóng âm, nhiệt, ánh sáng, kéo giãn giảm áp bằng máy… để giảm chèn ép dây thần kinh và cơn đau.
3.5. Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic)
Một phương pháp điều trị tiếp theo cho người lớn tuổi bị đau nhức xương khớp được nền y học hiện đại đánh giá cao là Chiropractic – Trị liệu Thần kinh Cột sống. Phương pháp đề cao tính an toàn, không dùng thuốc – không phẫu thuật, tác động vào đúng nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, cắt cơn đau dứt điểm, hiệu quả lâu dài và ngừa bệnh tái phát.
3.6. Phẫu thuật
Trong trường hợp các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở người già kể trên không mang lại kết quả khả quan hoặc tình trạng bệnh quá nghiêm trọng, lúc này phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này ẩn chứa nhiều rủi ro sức khỏe như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, sưng viêm, đau nhức nặng hơn,… nên người bệnh cần thảo luận với bác sĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
4. Cách giảm đau nhức xương khớp ở người già
Người lớn tuổi đau nhức xương khớp có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu cơn đau và ngăn tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng:
4.1. Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý
Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi (tôm, sữa, phô mai…), Omega-3 (cá béo, các loại hạt…), rau xanh (rau cải xoăn, rau chân vịt…). Ngoài ra, người già hạn chế các loại thực phẩm không tốt như đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt, rượu bia…
4.2. Có lối sống lành mạnh:
Ngủ đúng giờ và đủ giấc (ngủ 8 tiếng/ngày, không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ…), tránh căng thẳng quá mức (tập thiền, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý…) là cách giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức do bệnh xương khớp hiệu quả.
4.3. Tập luyện thể dục thường xuyên:
Rèn luyện cơ thể mỗi ngày với những bài tập phù hợp thể trạng như đi bộ, tập dưỡng sinh. Cơ thể được vận động, tăng sự linh hoạt cho xương khớp, kích thích các chất bôi trơn cho sụn khớp, cải thiện cơn đau nhức.
Vận động cơ thể giúp hỗ trợ chữa đau xương khớp ở người cao tuổi.
4.4. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh:
Khi trời trở lạnh, người già đau khớp nên mặc nhiều áo dày, giữ ấm các vùng bị đau nhức và tránh ra ngoài quá nhiều. Ngoài ra, uống trà nóng cũng là cách để giúp cơ thể ấm áp hơn.
4.5. Duy trì cân nặng phù hợp:
Ăn uống điều độ – tập thể dục đều đặn để giữ mức cân nặng vừa phải, không bị béo phì, giúp giảm đau nhức xương khớp và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp khác.
4.6. Từ bỏ thuốc lá:
Thuốc lá có thể làm cho các cơn đau xương khớp trở nên nặng hơn, vì thế người bệnh nên bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt.
Có thể thấy rằng, đau nhức xương khớp ở người già nếu được điều trị đúng cách sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhức tối đa, đảm bảo sự an toàn, tránh tái phát bệnh và nâng cao sức khỏe thể chất cho người bệnh.